Cổng game ZingPlay - Chuỗi hành trình mỗi mùa lễ hội
Qua 2 mùa giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam được tổ chức (năm 2023 và 2024), Trường ĐH Cần Thơ đều đi đến trận chung kết vòng loại Tây Nam bộ, song cảm xúc sau mỗi trận đấu cuối cùng lại hoàn toàn trái ngược nhau: hài lòng và thất vọng. Năm 2023, đội đã chứng minh mình là "ông kẹ" của bóng đá sinh viên khu vực khi vượt qua vòng bảng dễ dàng. Trận quyết định thắng cách biệt 2-0 trước Trường ĐH Trà Vinh để giành vé vàng dự VCK toàn quốc.Đến mùa giải 2024, Trường ĐH Cần Thơ có phần sa sút phong độ khi phải nhờ yếu tố may mắn mới vượt qua được Trường ĐH Cửu Long, Trường ĐH Nam Cần Thơ tại vòng bảng. Trận chung kết đội đã gặp lại Trường ĐH Trà Vinh, kết quả chung cuộc vẫn 2-0, nhưng phần thắng lần này đã thuộc về đội bạn. Còn nhớ, khi tiếng còi mãn cuộc vang lên, nhiều cầu thủ Trường ĐH Cần Thơ đã ngã gục xuống sân, không cầm được nước mắt tiếc nuối.Mặc dù so với những đội bóng khác, việc Trường ĐH Cần Thơ một lần giành quán quân, một lần giành á quân ở vòng loại trong 2 lần tham gia là một thành tích không tệ. Tuy nhiên, điều này chưa thể làm hài lòng ban huấn luyện và số đông người hâm mộ đội nhà. Bởi Trường ĐH Cần Thơ là một đội bóng được đầu tư bài bản, có kinh nghiệm thi đấu các giải lớn, nhận được sự cổ vũ hùng hậu nhất trên SVĐ Cần Thơ. Đặc biệt là các cầu thủ ăn tập với nhau thường xuyên và được dẫn dắt bởi HLV Châu Đức Thành, cựu tuyển thủ Cần Thơ từng tham dự các giải VĐQG, đồng thời là một cựu trợ lý trọng tài FIFA.Trường ĐH Cần Thơ đang rất khao khát tìm lại chính mình tại vòng loại Tây Nam bộ giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam lần III – 2025 cúp THACO (TNSV THACO cup 2025). Tuy nhiên, hành trình của đội được dự đoán sẽ gặp nhiều khó khăn và thử thách hơn so với 2 năm trước đây. Bởi mùa giải này, ngay từ vòng bảng, Trường ĐH Cần Thơ sẽ phải cạnh tranh với 3 đối thủ khó chơi là Trường ĐH Cửu Long, Trường ĐH Nam Cần Thơ, Trường ĐH Đồng Tháp. Bốn đội ngang tài ngang sức nhưng chỉ có 2 suất đi tiếp vào vòng bán kết.Để đạt mục tiêu đề ra, Trường ĐH Cần Thơ đã tiến hành một cuộc "thay máu" đáng kể về mặt nhân sự. Trong số 23 cầu thủ, đội chỉ còn giữ lại 6 người đã từng thi đấu hồi năm ngoái là Ngô Nhật Tân, Nguyễn Phan Nhật Minh, Trương Quốc Bền, Phạm Văn Bách, Trần Phan Trọng Quý và thủ môn Bùi Thanh Nghệ. Còn 17 cầu thủ mới khá đa dạng về thành phần, trải đều các khóa từ năm nhất đến năm thứ năm. Với một đội hình có cả kinh nghiệm và sức trẻ như vậy, Trường ĐH Cần Thơ hứa hẹn là một "chướng ngại vật" thực sự với bất kỳ đối thủ nào cùng trên đường đua giành tấm vé vàng khu vực.HLV Trường ĐH Cần Thơ Châu Đức Thành cho biết, việc "thay máu, trẻ hóa" lực lượng, để không chỉ tạo ra luồng gió mới tại giải năm nay mà còn là nguồn lực chất lượng cho những mùa giải sau. Ban huấn luyện cần tính toán tới điều này, vì vòng loại Tây Nam bộ giải bóng đá Thanh Niên sinh viên đang ngày càng hấp dẫn, qua từng năm số đội tham dự càng tăng. Những đội bóng mới đến với giải có tham vọng hẳn hoi chứ không chỉ đặt ra mục tiêu là giao lưu, cọ xát, học hỏi. "Chẳng hạn, bảng đấu của chúng tôi có tân binh Trường ĐH Đồng Tháp, là một đội bóng mới nhưng có sự chuẩn bị tốt, rất triển vọng. Vì vậy, đội muốn có một vị trí thuận lợi tại vòng bán kết, các cầu thủ sẽ phải cố gắng, thi đấu hết sức mình", HLV Châu Đức Thành nói.Vòng loại giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam lần III - 2025 cúp THACO có 66 đội sẽ chia vào 6 bảng thi đấu theo khu vực địa lý từ ngày 28.12.2024 đến 18.1.2025. Cụ thể gồm khu vực phía bắc (từ ngày 30.12.2024 - 10.1.2025 tại sân Trường ĐH Thủy Lợi); khu vực Duyên hải miền Trung (từ ngày 6.1 - 12.1.2025 tại sân Quân khu 5 - Đà Nẵng); khu vực Nam Trung bộ và Tây nguyên (10.1 - 18.1.2025 tại sân Trường ĐH Nha Trang); khu vực Đông Nam bộ (4.1 - 12.1.2025 tại SVĐ Bàu Thành, Bà Rịa - Vũng Tàu); khu vực Tây Nam bộ (8.1 - 17.1.2025 tại SVĐ Cần Thơ) và khu vực TP.HCM (28.12.2024 - 15.1.2025 sân Trường ĐH Tôn Đức Thắng) để chọn ra 11 đội cùng với đội chủ nhà Trường ĐH Tôn Đức Thắng tranh vòng chung kết giải từ 1.3 - 16.3.2025.Miền Tây, tình người và đất
Thông qua trang cá nhân, Trấn Thành vui mừng thông báo thành tích đầu tiên của phim điện ảnh Bộ tứ báo thủ dù chưa ra rạp. Nam đạo diễn tiết lộ tác phẩm có sự góp mặt của Tiểu Vy, Kỳ Duyên đã có hơn 45.000 vé được đặt trước, trở thành phim Việt chiếu tết có số vé đặt trước cao nhất mọi thời đại. Chia sẻ về thành tích này, Trấn Thành bày tỏ niềm hạnh phúc. Anh viết trên trang cá nhân: “Thành tích đầu tiên trước giờ khai quân. Cuối năm quý vị bận bịu sắm sửa, trang hoàng nhà cửa mà vẫn thương đặt vé cỡ này thì tụi em vô cùng biết ơn. Lỡ rồi, đặt nữa đi, tới đi anh em ơi”. Dưới phần bình luận, nhiều người gửi lời chúc mừng, đồng thời dự đoán phim mới của Trấn Thành sẽ gây sốt phòng vé trong dịp Tết Nguyên đán. Bộ tứ báo thủ quy tụ dàn diễn viên gồm nghệ sĩ Lê Giang, Trấn Thành, Lê Dương Bảo Lâm, Uyển Ân, Kỳ Duyên, Tiểu Vy, Quốc Anh… Phim mang màu sắc hài hước, hứa hẹn mang đến nhiều tiếng cười cho khán giả trong dịp tết. Có thể thấy với tác phẩm lần này, Trấn Thành tìm hướng đi mới, khác với các phim mang màu sắc chính kịch về đề tài gia đình trước đó. “Với tôi, việc được đứng đây mỗi năm để giới thiệu một dự án tâm huyết và nhận được sự ủng hộ từ gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, khán giả là một niềm hạnh phúc khó diễn tả thành lời. Bà con mình ai cũng muốn tết nhiều niềm vui. Ba năm đã khóc rồi thì năm nay cười lại", anh chia sẻ. Trước đó, Trấn Thành là đạo diễn nghìn tỉ đầu tiên của thị trường phim Việt nhờ thành tích của Bố già (427 tỉ đồng), Nhà bà Nữ (475 tỉ đồng) và Mai (520 tỉ đồng). Trấn Thành nói anh không kỳ vọng nhiều về câu chuyện doanh thu mà đặt tinh thần thoải mái khi thực hiện Bộ tứ báo thủ. Thông qua đó, nam diễn viên mong muốn mang đến một tác phẩm vui vẻ, phù hợp với không khí ngày tết. “Và Thành đón nhận mọi kết quả đến từ Bộ tứ báo thủ. Nó như một trải nghiệm mới mà Trấn Thành muốn thử sức với ba diễn viên trẻ”, anh cho hay.Năm nay, thị trường phim tết được đánh giá sôi động vì ngoài Bộ tứ báo thủ còn có sự đổ bộ của Nụ hôn bạc tỷ (Thu Trang đạo diễn) và Yêu nhầm bạn thân (Nguyễn Quang Dũng - Diệp Thế Vinh đạo diễn). Cuộc chiến của 3 tác phẩm này khiến nhiều người không khỏi tò mò.
Ngôi làng không trẻ sơ sinh suốt 25 năm và hồi chuông cảnh báo cho Nhật Bản
Hôm nay, chúng ta sẽ cùng giao lưu với những người trẻ giỏi giang, tràn đầy nhiệt huyết đó tại chương trình giao lưu trực tuyến "Tuổi trẻ Việt Nam – Những câu chuyện đẹp" với chủ đề "Tuổi trẻ Việt Nam xung kích, sáng tạo, góp phần đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên mới" do T.Ư Đoàn chỉ đạo triển khai, Báo Thanh Niên tổ chức thực hiện.Chương trình sẽ được phát trực tuyến vào lúc 14 giờ tại địa chỉ thanhnien.vn, fanpage Facebook, kênh YouTube của Báo Thanh Niên; Cổng thông tin điện tử T.Ư Đoàn, Ban Tuyên giáo T.Ư Đoàn.Đó là PGS.TS Vòng Bính Long, Phó trưởng Khoa Kỹ thuật Y sinh, Trường ĐH Quốc tế, ĐH Quốc gia TP.HCM; nguyên Chủ nhiệm Câu lạc bộ Các nhà khoa học trẻ TP.HCM; Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu, đạt giải thưởng Khoa học công nghệ "Quả Cầu Vàng". Anh Long đã dành trọn thanh xuân của mình để cống hiến cho cộng đồng thông qua các công trình nghiên cứu của mình.Tại chương trình, anh Long sẽ kể về niềm đam mê nghiên cứu cũng như cơ duyên đưa anh đến với các công trình nghiên cứu khoa học. Anh cũng sẽ chỉ ra những khó khăn mà người trẻ có thể gặp phải khi đến với con đường nghiên cứu khoa học, cùng với đó là những kinh nghiệm, bí quyết để vượt qua. Đồng thời, nhiều sinh viên có niềm đam mê nghiên cứu khoa học, ấp ủ mơ ước trở thành nhà khoa học tương lai, họ mong được PGS.TS Vòng Bính Long truyền cảm hứng. Tại chương trình anh Long cũng sẽ có những chia sẻ truyền cảm hứng cho thanh niên, sinh viên trên con đường nghiên cứu khoa học.Chúng ta cũng sẽ được giao lưu với bác sĩ Hà Thanh Đạt, Phó chủ tịch Hội thầy thuốc trẻ TP.HCM, Bí thư Đoàn Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch. Bác sĩ Đạt sẽ có những nhìn nhận về tính "xung kích" và "sáng tạo" trong đội ngũ bác sĩ trẻ hiện nay. Bên cạnh đó là những đóng góp sáng tạo của đội ngũ y bác sĩ trẻ trong việc phát triển những ứng dụng công nghệ cao đưa nền y học nước nhà bước vào kỷ nguyên mới…Chương trình còn có sự tham gia của Phạm Ngọc Quý, Chủ tịch Hội Sinh viên Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM. Quý sẽ kể cho chúng ta về hành trình dãi nắng dầm mưa, xung kích với các chiến dịch thanh niên tình nguyện trong suốt quãng đời sinh viên của mình. Nổi bật nhất có thể nhắc đến công trình đi tìm nguồn nước và kéo nước sạch từ trên đầu nguồn về cho người dân vùng khát ở H.Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên. Và Quý là chỉ huy trưởng của chiến dịch này.Để thực hiện được công trình này, Quý cùng đội sinh viên tình nguyện của trường đã phải băng rừng, lội suối, mở đường để kéo ống từ trên đầu nguồn ở Vực Tròn cho nước tự chảy về tận nhà của từng hộ dân. Một vấn đề nan giải và đầy trăn trở của chính quyền địa phương bao nhiêu năm nay, nhưng với sức trẻ và sự quyết tâm cao độ, sinh viên tình nguyện đã mang được nguồn nước hạnh phúc về cho người dân vùng khát.Đồng thời, Quý cũng sẽ có những chia sẻ về dự án tiếp tục cống hiến cho cộng đồng trong thời gian sắp tới.
Bên cạnh vai trò đóng góp của Thoại Ngọc hầu Nguyễn Văn Thoại, công lao của nhiều quan chức khác có liên quan cũng đã dần được đề cập đến. Tuy nhiên, chúng ta ít biết hơn về hoạt động của những nhân vật cấp thấp, những người trực tiếp làm việc trên công trường đào kênh.Tháng 10.2024, chúng tôi có dịp tiếp xúc với hậu duệ của ông Lê Văn Huề - một quân nhân cấp thấp từng trực tiếp làm việc trên công trường đào kênh Vĩnh Tế - ở Thốt Nốt (Cần Thơ) là anh Lê Trọng Tiến và được chia sẻ các tư liệu mà gia đình đang lưu trữ.Khối tư liệu bao gồm các giấy tờ liên quan tới Lê Văn Huề từ năm 1814 đến năm 1836, trong đó có 3 văn kiện quan trọng giúp hiểu rõ vai trò của Lê Văn Huề trong đợt đào kênh Vĩnh Tế thứ ba, cũng như công tác điều động và giải tán dân phu của cuộc đào ấy.Theo chính lời khai của Lê Văn Huề, ông sinh năm Ất Tỵ [1785]. Không rõ cha mẹ ông là ai, có lai lịch thế nào. Ký ức gia đình họ Lê ở Thốt Nốt xem Lê Văn Huề là ông tổ. Năm 1806, Lê Quang Định tả rạch Thốt Nốt "hai bên đều có dân cư và ruộng vườn". Tờ chiếu năm 1822 ghi Lê Văn Huề quê ở thôn Thới Hòa Trung, huyện Vĩnh Định, phủ Định Viễn, trấn Vĩnh Thanh. Về sau thôn này đổi tên thành thôn Thạnh Hòa Trung.Địa bạ thôn Thạnh Hòa Trung năm 1836 ghi tên nhiều chủ đất họ Lê như Lê Văn Thông, Lê Văn Huyền, Lê Văn Vạn, Lê Thị Phượng... Chi tiết này cho thấy dòng họ Lê đã tới và khai khẩn vùng Thốt Nốt từ lâu. Bản thân Lê Văn Huề cũng sở hữu một số sở đất và sở vườn. Trước khi lập địa bạ, Lê Văn Huề cùng Nguyễn Thị Lợi đã khai khẩn một số ruộng đất. Ngoài ra, ông còn cùng ba người khác là Văn Đức Hương, danh Quý, danh Đằng khai khẩn nhiều ruộng đất. Lúc lập địa bạ, Lê Văn Huề còn sở hữu một sở điền 21 mẫu, một sở điền 30 mẫu (chung với Lê Văn Hội), một sở vườn 4 mẫu và một sở vườn 3 mẫu (chung với Lê Văn Hội).Năm 1814, lúc 29 tuổi, Lê Văn Huề được chọn vào quân ngũ. Ông được bổ vào đội 3, cơ Vĩnh Bảo Tiền thuộc trấn Vĩnh Thanh. Ít lâu sau, vì "được việc, có năng lực và chuyên cần với công vụ", ông được cử làm tiện nghi Đội trưởng của thập 4 của đội ấy, rồi sau đổi sang thập 3. Năm 1822, đúng kỳ khảo khóa, Lê Văn Huề được thực thụ Đội trưởng ở thập 3, đội 3, cơ Vĩnh Bảo Tiền, được ban tước Huề Tài bá.Vào thời đó, công tác đào kênh Vĩnh Tế đã đi vào giai đoạn chót. Cuối năm Minh Mạng thứ 4 (1823), nhà vua ra lệnh điều động dân phu 5 trấn Phan Yên, Biên Hòa, Vĩnh Long, Định Tường, Hà Tiên tiếp tục việc đào kênh. Ngày nay, con cháu họ Lê ở Thốt Nốt còn giữ được 3 văn kiện cấp cho Huề Tài bá Lê Văn Huề, ra lệnh về việc tổ chức binh dân đi đào kênh Vĩnh Tế. Nhờ đó, ta biết được tình hình tổ chức điều động thời đó.Tờ trát đề ngày 15 tháng giêng năm Minh Mạng thứ 5 (1824) do quan Khâm sai Vĩnh Thanh trấn giao cho Đội trưởng đội 2 của cơ Vĩnh Bảo Trung là Dũng Tài bá Nguyễn Văn Dũng, Đội trưởng đội 3 của cơ Vĩnh Bảo Tiền là Huề Tài bá Lê Văn Huề đi đốc thúc Tri huyện Vĩnh An chiêu tập dân phu. Dân phu được lệnh chuẩn bị dụng cụ, cùng với các hạng tre trúc, rạ lợp. Thời hạn là ngày 25 tháng giêng, mọi người phải có mặt ở đồn Châu Đốc để nhận phần đất phải đào. Số lượng điều động là 1.383, bao gồm cả chức dịch và dân phu.Đến ngày 28 tháng giêng, quan trấn Vĩnh Thanh lại cấp tờ trát cho Huề Tài bá Lê Văn Huề coi sóc toán Vĩnh Nhất để tiến hành đào kênh. Sử sách cho biết phần nhiệm vụ của đợt này là đào mở rộng 1.700 trượng đường kênh còn lại, sau đó khơi rộng đường kênh chảy qua đầm Náo Khẩu Ca Âm. Ngày mùng một tháng năm cùng năm [1824], Bảo hộ Cao Miên Nguyễn Văn Thoại cấp cho Lê Văn Huề tờ bằng xác nhận đã hoàn thành công việc, được trở về quân thứ làm việc.Kênh Vĩnh Tế hoàn thành là một thắng lợi cho giao thông, thương mại và nông nghiệp trên tuyến Châu Đốc - Hà Tiên. Vua Minh Mạng nhân dịp này đã ban thưởng "kỷ lục" (một dạng công điểm) và vàng lụa cho những người tham gia theo thứ bậc khác nhau. Bản thân Lê Văn Huề trở lại quân ngũ. Ông đi lính đến năm 1832 thì được lệnh chở của kho ra Huế dâng nạp, trở về theo quân thứ Gia Định tham gia dẹp loạn Lê Văn Khôi, rồi theo quân thứ An Giang đánh trả quân Xiêm xâm lược. Năm 1834, Lê Văn Huề bị bệnh mắt nên xin về nghỉ để điều trị, rồi đến năm 1836 thì xin nghỉ hẳn. Ngày nay con cháu họ Lê còn chăm sóc mộ phần và nhà thờ Huề Tài bá Lê Văn Huề ở Thốt Nốt.
Sửa chữa nhà mà không xin phép, trường hợp nào bị buộc tháo dỡ?
Hình ảnh về người dân giáo xứ Thánh PhanxicôXavie (Q.Bình Tân, TP.HCM) cùng nhau gói bánh chưng đón tết được mọi người chia sẻ nhiều trên mạng xã hội. Hình ảnh người dân cùng đến nhà thờ quây quần gói bánh, từ người già đến người trẻ mỗi người đều có vai trò nhất định trong công việc chung đầy ý nghĩa này. Người rửa lá, người chuẩn bị nhân, người gói bánh... tuy vất vả nhưng ngập tràn tiếng cười. Được biết, đây là năm đầu tiên người dân ở giáo xứ Thánh Phanxicô Xavie thực hiện hoạt động ý nghĩa này.